http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN

Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour du lich con dao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour du lich con dao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Tư Vấn Du Lịch Côn Đảo

Tư vấn Du Lịch Côn Đảo:
Nếu ACE cần tìm một nơi có những bãi tắm tuyệt vời lại không có cái phiền toái của người bán hàng rong, vè số, xe ôm… thì đến Côn Đảo là lựa chọn số một.
Thị Trấn Côn Đảo:
Đi lại trên đào phương tiện tự túc, thê xe hơi hay xe gắm máy tại khách sạn. Ngoài ra không có taxi, hầu như không có xe ôm.
Một thị trấn sạch sẽ và an toàn. Bạn để xe không khóa hay đi chơi suốt đêm (nếu tìm ra chỗ để đi), đều không có vấn đề gì.
Điện (máy phát điện lớn) có suốt ngày, và nước đầy đủ, đường sá tớt. các mạng điện thoại di dộng như mobilphone, vinaphone, viettel đều có song, có cả café wifi.
Đi các tour lên rừng , liên hệ Vườn quốc Gia Côn Đảo, còn các tour ra đảo thì liên hệ với Du Lịch Côn Đảo 360



                                              Cây Bàng cổ thụ đường Tôn Đức Thắng

Hàng Lưu Niệm:
Chợ Côn Đảo là nơi bán đồ lưu niệm bằng vỏ ốc, hài sản khô…
Mua cá tười, mực tươi, tôm khô…đến các vựa mực trên đường Lê Hồng Phong. Chủ vựa sẽ đóng đồ tươi sống vào thùng mốp có ướp đá để khách tiện mang về bằng máy bay  hay tàu thủy.
Hạt bàng là thổ sàn. Những cây bàng cổ thụ dọc đường Tôn Đức Thắng là nguồn cung cấp trái. Từ trái bàng mới cho lấy hạt, rang với muối hay đường thành 2 loại “mứt” mặn và ngọt. mua mứt hạt bàng này ở các sạp (có cả mực khô, cá khô…) bày tại bờ kè dọc đường Tôn Đức Thằng, khi đi dạo buổi chiều.

Khách sạn Bình dân:
Nhà nghỉ  Phi Yến số 34 Tôn Đức Thắng, Tel: 3830168. Chỉ 10 phòng, ngay bến tàu du lịch của thị trấn. Có quán ăn nhỏ, bán cơm, điểm tâm. Dịch vụ lặn biển Rainbow (Khánh Hòa) cũng có văn phòng đại diện tại đây
Nhà nghỉ Hai Nga, đường Trần Phú, đoạn gần bưu điện. Tel: 3830260, có 8 phòng, thuận tiện ở gần chỗ có quán ăn và quán cà phê internet kế bên.
Nhà nghỉ Biển Đảo: số 4 Nguyễn Đức Thuận (đường ven biển) , tel: 3830739. Tuy là một nhà hàng, tại đây cũng có một số phòng trọ.
Nhà nghỉ Vường Quốc Gia, tel: 3830150. Một tòa nhà 2 tầng, cách trung tâm thị trấn 1,5km, tuy xa nhưng ở đây được ngắm nhìn hồ Quang Trung suốt ngày. Tại đây có văn phòng Vườn Quốc Gia Côn Đảo, nơi tổ chức các tour du lịch sinh tháu, đi các đảo.
Nhà Khách Huyện Đội: đường Nguyễn Huệ, kiểu nhà phố, có 7 phòng, nếu các nơi khác không còn phòng, thử đến đây tìm.
Cao cấp:
Khách sạn Côn Đảo: số 8 Nguyễn Đức Thuật, tel: 3830939, www.condaoresort.com.vn. Ngay trên bãi biển, cách khu trung tâm thị trấn khoảng 1km, có 40 phòng trong một khối nhà 3 tầng, có hồ bơi, sân tennis…
Khách sạn ATC: số 16 Tôn Đức Thắng, tel: 3830666. Liên hệ ở Sài Gòn: địa chỉ 30 Lê Lợi, tel: 38273717. Lãng mạn hơn vì phòng là những bungalow hay nhà sàn riêng biệt.
Khách Sạn Sài Gòn – Côn Đảo: số 18 Tôn Đức Thắng thuộc Công Ty Du Lịch Sài Gòn Tourist, tel: 3830336,www.saigoncondao.com. Gồm có 2 khu vực, một mới xây dựng, 90 phòng, có hồ bơi, sân tennis, spa… kế bên, khu vực cũ gồm những tòa nhà biệt lập kiểu thuộc địa trong sân vườn.
Khách sạn Evason Hide away resort, wwwevasonhideway.com, đang được xây dựng trên con đường từ sân bay về thị trấn.
Côn Đảo Seatravel: số 6 Nguyen Duc Thuan Street, Côn Đảo District, Vung Tau Province
Tel: (084) - 64 3 630 768 có vị trí tại trung tâm du lịch huyện Côn Đảo. Khu nghỉ mát này có bãi biển riêng với làn nước trong xanh, các phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ ẩn dưới những tán cây bàng cổ thụ trong một khuôn viên rộng và lãng mạn.
Six Senses Evason Hideaway  Côn Đảo : Liaison office: Capital Place, 10/F. 6 Thai Van Lung St.,District 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam,T: (08) 3910 4855 được thiết kế trang nhã với không gian riêng tư, tiện nghi hiện đại và rộng rãi , có 16 biệt thự riêng sang trọng và 35 phòng khách sạn dạng biệt thự.

Quán Ăn:
Quán Sơn Phước Lộc: đường Võ Thị Sáu, Tel: 3830601, 0918.58.33.01 còn gọi là quán Dê Lang Thang, như tên gọi, món chính ở đây là thịt dê, dê núi  Côn Đảo . Món phụ, dành cho người không biết ăn thịt dê là món cá sấu bảy món.
Quán Phương Hạnh: ngay góc đường Võ Thị Sáu và Nguyễn Huệ, Tel: 3830180.
Quán lẩu bình dân: nằm ở trước chợ
Quán N7:  gần đường Nguyễn Đức Thuận, tel: 3830815 có bán hài sản, mực, tôm, ghẹ, thủy sản cá lóc, cá kèo…ngoài ra còn có món lươn, bò, gà 7 món.
Quán Gia đình: ở đối diện quán N7, tel: 3830986, bán các món bò như: bún bò, lòng bò, bò tùng xẻo…
Tri kỷ quán: đường Nguyễn Đức Thuận, tel: 3630338, là quán nhậu, bán các món hải sản, dê, bò…buổi sang có bản điểm tâm bún bò và hủ tíu.
Nhà hàng trong khách sạn Sài Gòn –  Côn Đảo . Trong khu vực có nhiều nhà kiễu thuộc địa cũ, rộng, lịch sự. Giá cả chấp nhận được nếu không uống bia rượu.

Bản Đồ Trung Tâm


Đi đến Côn Đảo:
Tàu Thủy: Chạy từ cảng Cát Lở Vũng Tàu và từ cảng Bến Đầm –  Côn Đảo . Hành trình 12 tiếng, thường khởi hành lúc 17h, ngủ trên tàu 1 đêm  và đến lúc 5h sang. Lịch chạy tàu thay đổi tùy thời tiết và tùy lượng khách (tháng đông khách như mùa hè, cả 2 tàu cùng chạy). Mua vé tàu  cần phài có giấy tờ tùy than. Nếu hết vé chính thức, mua vé bổ sung, lên tàu tự tìm chỗ nằm. Trên tàu có bán thức ăn, rượu, bia… nhưng nếu đi vào mùa biển động thì không ăn uống nổi. Phòng vé tại Vũng Tàu số: 1007/36 đường 30/4, tel: 3838684. Đến số 1007, vào đường nhỏ đi 1km đến cuối đường là cảng. Phòng vé tại Côn Đảo trước cổng chợ thị trấn  Côn Đảo .

Máy bay:
Mỗi ngày có 1 chuyến bay đi  Côn Đảo  từ phi trường Tân Sơn Nhất đến sân bay Cỏ Ống –  Côn Đảo , máy bay ATR có 64 chỗ. Ngày cuối tuần số chuyến bay được tăng lên. Thời gian bay chỉ có 50 phút. Sân bay cỏ Ống cách thị trấn 13km, tại sân bay không có taxi hoặc xe ôm, chỉ có thể di chuyển bằng xe của các Resort hoặc khách sạn chờ sẵn, giá vé khoảng 20.000đ. Bạn có thể lên bất cứ xe nào còn trống chỗ để đi về thị trấn với giá: 25.000VNĐ

Côn Đảo nằm ở 106°36′ kinh độ Đông và 8°36′ vĩ độ Bắc, là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Đi du lịch  Côn Đảo  du khách có thể đi bằng máy bay hoặc tàu . Chi tiết liên hệ đặt vé máy bay hoặc vé tàu khi đi du lịch  Côn Đảo :
Đường hàng không: Vietnam Airlines hoặc Air Mekong
Máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65 khách/chuyến hay Bombardier có sức chứa 90 khách/chuyến của Air Mekong, từ TP.HCM / Hà Nội đi Côn Đảo, là 2 đường bay đến  Côn Đảo  hiện nay.
Tàu Côn Đảo 9 và tàu  Côn Đảo 10 có sức chứa 200 khách/tàu, là phương tiện đến  Côn Đảo  bằng đường biển, khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17H và đến Côn Đảo lúc 5H:00 sáng ngày hôm sau. Do điều kiện xa bờ và điều kiện thời tiết nên lịch tàu thường không ổn định. Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 chỉ hoạt động trong điều kiện thời tiết tốt

Thời gian nào tốt nhất?
Mùa khô ở  Côn Đảo  từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.
Tháng 10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại  Côn Đảo  mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Cồn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.
Tháng 3 đến tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở  Côn Đảo  chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời gian tháng 3 đến tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.
Ăn: Ở  Côn Đảo  hầu như không có một nhà hàng nào. Việc ăn uống tốt hơn là nên ăn trong các khách sạn mặc dầu giá hơi cao. Các món ăn đặc trưng ở Côn Đảo có thể kể đến như Vú nàng nướng hoặc hấp, trùn biển xào mướp, mứt hạt bàng. Một số món ăn đặc sản khác như mắn nhum, mắm hàu, gỏi cá mập cũng được nhắc đến rất khó tìm thấy trong thực đơn của các nhà hàng trong khách sạn.

Đi lại: Trên đảo chưa có một hãng taxi nào nên việc đi lại chủ yếu bằng xe hơi, giá cho thuê từ 800.000 Đ/ngày hay xe gắn máy, giá cho thuê 120.000 Đ/ngày đến 150.000 Đ/ngày tùy xe số hay xe tay ga. 
Tham quan:
- Rừng Ông Đụng: Tham quan vườn quốc gia  Côn Đảo  bằng hình thức đi bộ một khoảng ngắn xuyên qua rừng mưa nhiệt đới, đến bãi biển Ông Đụng của bờ bên kia của đảo. Nếu sức khỏe cho phép, bạn có thể tắm biển và ngắm san hô bằng ống thở tại đây.
- Bình Minh tại Mũi Cá Mập: Hãy thức dậy thật sớm và ngắm nhìn mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh. Các đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai sẽ tạo nên một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo
- Hoàng hôn tại bãi Nhát: Sau một ngày khám phá  Côn Đảo , du khách có thể thả mình với thiên nhiên tại bãi biển, ngắm nhìn hoàng hôn diệu đẹp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu. Bãi Nhát chỉ xuất hiện vài giờ một ngày. Các thời gian khác bãi biển này chìm ngập trong nước và ít được người biết đến
Bãi biển Đất Dốc: một bãi biển hoang sơ dài và thoai thoải, du khách có thể tự mình khám phá bãi biển nơi đây với những hẻm núi ăn tận bờ biển, tạo nên những bãi tắm nhỏ riêng tư và lãng mạn
Bãi biển Lò Vôi: đây là một bãi tắm thích hợp cho gia đình và nằm gần khách sạn
Bãi biển Đầm Trầu: được xem như bãi tắm đẹp nhất, du khách có thể vừa tắm biển vừa lặn ngắm biển tại đây
Hoạt động:
Xem Vích đẻ: Mất 1H đồng hồ để có thể đến được hòn Bảy Cạnh để xem Vích đẻ. Đây là một hoạt động khá thú vị nhưng chi phí quá cao (có khi được hét giá đến 150 USD/USD/khách) do hoạt động này được quản lý độc quyển bởi Ban Quản Lý Rừng Quốc Gia.
Lặn ngắm san hô: Bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại san hô cũng như các loại cá rất ấn tượng tại hầu hết các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo lớn  Côn Đảo .
Câu cá: Câu cá có hai dạng, câu cá giải trí (thời gian 1 ngày) hay câu cá chuyên nghiệp (thời gian thường từ 3 ngày 2 đêm trở lên). Dù là câu cá giải trí hay câu cá chuyên nghiệp thì hoạt động này đặc biệt thu hút các câu thủ từ khắp mọi nơi đến đây.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Côn Đảo Sự Tích Miếu Bà và Đền An Hải


Miếu Bà và Đền An Hải là 2 điểm du lịch không thể thiếu khi đi tour Côn Đảo, Mỗi địa danh ở Côn Đảo đều có sự tích có lịch sử khác nhau, có thể bạn đã từng nghe hướng dẫn Côn Đảonói sơ qua, Đạt xin phép nhắc lại địa danh này của Côn Đảo một chút.

Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dựng lên để ghi lại công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi đền thờ Bà được dụng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi đền thờ Bà tại làng An Hảo có một lý do lịch sử.
Rằm tháng 7 năm Ất Hợi (1785) bên hương chức làng An Hải cử đại diện qua làng Cỏ Ống để thỉnh bà về dự lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ kéo dài đến khuya , sau đó Bà nghỉ đêm trong nhà việc tại làng An Hải để ngày hôm sau về Cỏ Ống. Năm ấy Bà 24 tuổi , dung nhan còn lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể tên là Biện Thi đem lòng tà dục, mò vào cấm phòng nắm lấy tay Bà. Nghe tiếng Bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Theo luân lý xưa không đợi gì có cưỡng bức mới gọi là thất tiết, chỉ cần nắm tay, động tới tà áo coi như bị xâm phạm tiết hạnh rồi. Bà Phi Yến bấy lâu nay tuy dứt tình, vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bởi thế bà tự mình chặt đứt cánh tay ấy và nhờ một bà lão đem chôn ở một nơi riêng biệt. Nhưng vẫn chưa thấy hết tủi nhục trong lòng Bà đã quyên sinh giữ vẹn danh tiết.
Khi tin chẳng lành này được lan truyền, toàn thể dân làng Cỏ Ống phẩn uất chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu; với đủ thứ gậy gộc, giáo mác, kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm thế nào cho bà sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng. Do sự dàn xếp khôn khéo của quan Hải Trấn, dân làng Cỏ Ống dần dần bớt cơn thịnh nộ. khi đó quan Hải Trấn đưa ra giải pháp dung hòa như sau: Làng An Hải làm heo tạ lỗi và giải nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền định đoạt.
Số phận đã an bài cho bà nằm xuống tại làng An Hải nên cũng theo ý trời để thi hài bà lại cho làng An Hải lo việc tống táng và lập miếu thờ. Hàng năm cúng bái có sự tham dự của các giới chức và dân làng Cỏ Ống.
Sau khi tống táng thi hài bà, một cuộc hành quyết diễn ra tại làng Cỏ Ống. Tên Biện Thi phải đền tội bằng cách xử bá đao, mỗi người dân Cỏ Ống đều cầm dao xẻo một miếng thịt của tên tội phạm.
Về sau người ta truyền rằng Bà Phi Yến và hoàng tử Hội An đã hiển thánh thường hiện hình về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra.
Bà đã nêu cao tấm gương ái quốc và sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai. Trước cảnh búa rìu sấm sé của một ông chúa độc đoán, bà vẫn cương quyết chống trả không chịu đồng lõa những hành động có tội với lịch sử. Đến như hoàng tử Hội An tuy mới vừa lên 8 tuổi cũng đã tỏ ra là đứa con chí hiếu, thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn ham sống với một người cha độc ác. Người xưa đã có 4 câu thơ để tặng:
“Lòng đất chôn sâu niềm uất hận
Lưng trời đeo mãi vết tang thương
Thương người cương trực liều thân thể
Trách kẻ tà tây dạ khó lường”
Từ khi Pháp chiếm Côn Đảo lập nhà tù, thường dân bị đưa vào đất liền. Ngôi đền cổ uy nghi đã hoang tàn, xiêu vẹo. Năm 1958, những công chức trên đảo đã xin phép nhà cầm quyền, quyên góp tiền bạc và huy động sức tù xây lại ngôi đền trên vị trí của tòa miếu cổ. Bài vị thờ Bà đặt tại ngôi chính điện, với đôi câu đối:
“MẪU NGHI XƯNG HẬU ẤM CÔN BANG – THÁNH ĐẮC PHỐI THIÊN AN HẢI QUỐC”
Hai bên tả - hữu hoàng tử Cải và quan đô đốc Ngọc Lâm, người đã can gián chúa Nguyễn xin Bà khỏi tội chết khi Ánh ghép Bà vào tội thông đồng với Tây Sơn. Trên hàng cột trước cửa đền được khắc nổi câu đối của một tù chính trị để tặng người nữ trung hào kiệt:
“TRUNG NGHĨA GIÁN QUÂN THIÊN CỔ CHIẾU – TIẾT HẠNH QUYÊN SINH VẠN ĐẠI TRUYỀN”
Ngày nay dù lịch sử Côn Đảo đã trải qua hàng trăm năm, nhưng dấu ấn của lịch sử Côn Đảo không thể thiếu những giai thoại, truyền thuyết để cho chúng ta biết công trạng lịch sử của các vị vua chúa, anh hùng dân tộc. Thế mới biết: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" . Nếu Quý du khách có đi tour Côn Đảo xin đừng bỏ qua điểm tham quan này mà hãy dành chút thời gian ghé vào đây đốt nén hương cho người phụ nữ gan dạ này và cũng là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trung hậu - kiên cường - bất khuất - đảm đang.Ở Côn Đảo Quý du khách và các bạn sẽ còn bắt gặp nhiều hình tượng của người Phụ Nữ Việt Nam qua nhiều điểm tham quan khách nhau

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

THÔNG TIN DU LỊCH CÔN ĐẢO

Đến Côn Đảo Bằng Cách Nào?
Đường hàng không 
Máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65 khách/chuyến hay Bombardier có sức chứa 90 khách/chuyến của Air Mekong, từ TP.HCM / Hà Nội đi Côn Đảo, là 2 đường bay đến Côn Đảo hiện nay Xem lịch bay
Đường biển 
Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 có sức chứa 200 khách/tàu, là phương tiện đến Côn Đảo bằng đường biển, khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17H và đến Côn Đảo lúc 5H:00 sáng ngày hôm sau.
Xem lịch tàu
Thời Gian Nào Tốt Nhất?
Mùa khô ở Côn Đảo từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.

Tháng 10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.

Tháng 3 đến tháng tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời gian tháng 3 đến tháng tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.
Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảohay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn.

Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là 
Côn ĐảoCôn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).  


KHÁCH SẠN CÔN ĐẢO
TOUR CÔN ĐẢO TRỌN GÓI
Côn Đảo Huyền thoại
Tham quan và tìm hiểu một thời quá khứ của dân tộc từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến thời kỳ đế quốc Mỹ tại địa ngục trần gian Côn Sơn...
Khám Phá Côn Đảo
Cùng ngư dân địa phường, bạn sẽ có cơ hộ tận mắt ngắm nhìn vương quốc san hô muôn màu và quan sát các loại cá khác nhau tung tăng dưới biển...

Nhà Tù Côn Đảo



CÔN ĐẢO:DI TÍCH BANH MỘT TRẠI PHÚ HẢI (còn tiếp)

 Trung tâm cải huấn phú hải – trại phú hải, đây là một trại giám lớn và cổ nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo do Thực Dân Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19.
Tên gọi đầu tiên là Banh I, sang thời mỹ ngụy gọi là Lao I, sau đó đổi tên là trại cộng hòa, trại hai, và tên gọi cuối cùng là trại phú hải tên gọi này được sử dụng từ tháng 11/1974.
Sau hiệp định Paris ký kết trong âm mưu ém dấu tù chính trị không trao trả, địch cho đổi ten gọi tất cả các trại giam ở Côn Đảo, mỗi trại đều được ghép với chử phú và hệ thống nhà tù Côn Đảo trực thuộc TTCH Phú Hải.

Ngày 28/11/1861, thực dân pháp chiếm quần đảo  Côn Đảo, sau đó hai tháng Thống Đốc Bonard ở nam kỳ ban hành nghị định thành lập khu giam cầm tại Côn Đảo, lập tức ở vị trì này họ cho xây lên một dãi nhà ngục nhưng tạm thời bằng vách đất, mái tranh và 50 tù nhân có án từ một đến mười năm bị đưa ra Côn Đảo giam vào đây vào đầu tháng 3/1862. sau đó ba tháng vào đêm 28/6/1862 50 tù nhân đã kết hợp với hơn 100 quan lính triều nguyễn làm cuộc khởi nghĩa nổi dậy đốt phá trại giam, đánh đuổi khoảng một chục tên cai ngục pháp phải bỏ chạy xuống một chiếc thuyền nhỏ về nước.

Nhưng sau cuộc khởi nghĩa số nghĩa binh này không tìm được phương tiện về đất liền nên hai tuần lể sau thực dân pháp phái một thông hạm Norazaray đến  Côn Đảo tàn sát số nghĩa binh, họ giết chết hơn 100 người và bắt sống 20 tù nhân. Họ buộc 20 tù nhân này phải mang hơn 100 xác chết lên trên một đồi cát chôn chung một mồ, sXuất bản Bài đăngau đó họ chôn sống luôn 20 tù nhân ở đó (di tích bãi sọ người).
Sau đó thực dân pháp có kế hoạch cho xây dựng một nhà ngục kiên cố với tổng diện tích là 12015 m2 có tường dày bao bọc bên ngoài.

Năm 1896 đã hoàn tất bao gồm :hai dãy khám giam được xây đối diện nhau, mỗi dãy 5 khám (đánh số từ trái sang phải 1-10), phía cuối sân, nối qua hai dãy khám có 20 hầm đá (còn gọi là xà lim) cuối dãy khám giam bên trái còn có một phòng giam “ tù đặc biệt”. Kế đó là “hầm xay lúa”, vừa là nơi khổ sai xay lúa, vừa là nơi đày ãi trừng phạt ngiệt ngã đối với tù nhân. Ở góc cuối bên phải còn có một khu đất trống dùng để phạt tù nhân khổ sai đập đá. Đây cũng là nơi dành cho những tù nhân bị ghép vào thành phần nguy hiểm, có thể vượt ngục bất cứ lúc nào.vì thế nên họ không dám cho đi làm khổ sai ở các sở tù bên ngoài.
Bình quân ở trên đảo có khoảng 18 sở tù khổ sai, háng ngày họ đưa tù nhân đi làm các công việc khổ sai ở các sở này, chiều về đến trước cửa phòng giam tù nhân phải cởi hết quần, áo cho cai ngục khám xét, cứ trần truồng như thế nằm ngủ. Nơi đây còn là hiện thân của “địa ngục trần gian” những công việc khổ sai như:xuống biển mò lấy san hô mang lên nung thành vôi bột, đến việc lên rừng khai thác đá, khéo gỗ, dọn tàu… còn rùng rợn hơn cả cái chết.

Sang thời Mỹ Ngụy để đánh lừa dư luận trong và ngòai nước, Mỹ Ngụy cho xây dựng: nhà nguyện, giảng đường, câu lạc bộ , nhà ăn, phòng hớt tóc….và cho chuyển “hầm xay lúa” thành bệnh xá của trại giam.Sân trại còn được trồng hoa kiểng như một công viên. Đây là một công trình vừa mang tính hình thức để đối phó với dư luận vừa dùng để mua chuộc dụ dỗ tù chính trị ly khai, tố cộng…
Có thể nói, tất cả các lớp tù từ thưở Cần Vương, Văn Thân chống pháp, đến nhiều chiến sỹ cách mạng việt nam, tiếp đến thế hệ nam nữ sinh viên học sinh xuống đường biểu tình chống mỹ –thiệu đều trải qua những năm tháng tù đày khốc liệt tại đây.

Phòng 6-còn được gọi là phòng chết điển hình: thời mỹ –ngụy, từ 1957 đây là nơi khởi đầu cuộc chiến tranh chống ly khai đảng cộng sản của tù chính trị câu lưu(không án);ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị  Côn Đảo. Địch đã thực hiện âm mưu phân hóa giữa cộng sản và kháng chiến nhưng âm mưu đó thất bại nên họ đã ra sức đàn áp dã man những người tù chính trị, do đó mà người tù hy sinh ở đây rất nhiều. Chính vì vậy, phòng giam này vào thời mỹ ngụy được gọi là “phòng chết điển hình”
Năm 1995, để kỷ niệm 20 năm ngày Côn Đảo giải phóng,bộ văn hóa thông tin giao cho công ty mỹ thuật TW phục chế lại mô hình tượng nhằm tái hiện lại cảnh sống và sinh hoạt của tù nhân (thời thực dân pháp) trong 24 tiếng đòng hồ . Phòng giam lúc bấy giờ giam trung bình từ 80-120 tù nhân, nhưng sang thời mỹ ngụy số tù chính trị bị đày ra Côn Đảo ngày càng nhiều nên số lượng tù nhân tăng lên 100-150 người, lúc cao điểm lên đến 180 người. Những lúc ấy tù nhân nằm trên bệ không đủ phải nằm trên nền nhà. Khắc nghiệt nhất là lúc phạt cấm cố (xiềng chân) người tù nằm ở dưới bệ phải chịu cảnh treo chân lên thanh sắt.Thêm nữa là khi bị xiềng chân cấm cố tù nhân phải đi vệ sinh tại chổ vào một thùng gổ. Trên mỗi bệ ximăng có bố trí thùng gỗ để người tù đi vệ sinh và đây cũng là điều rất khắc nghiệt, bởi vì người nào có nhu cầu đi vệ sinh phải đánh thức những người bạn tù thức dậy hết để chuyển htùng gổ này lần lượt đến tay họ do đó mà suốt đêm tù nhân khó có thể ngủ yên giấc (thường là mỗi bệ chỉ bố trí có một thùng.

Phòng số 7: đây là nơi chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên trong nhà tù  Côn Đảo ra đời cuối năm 1932 tại banh I, sau phát triển thành Đảng ủy Côn Đảo,lãnh đạo cuộc đấu tranh của tù nhân với sự đóng góp xuất sắc của đồng chí Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Trần Quan Tặng, Nguyễn Chí Diểu, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh…..

Banh I cũng là nơi dnhững người cộng sản mở lớp học văn hóa, lý luận, chính trị. Đặc biệt là khóa học chủ nghĩ lênin theo chương trình huấn luyện của đại học phương đông(liên xô) do giáo sư trần văn giàu phụ trách. Tờ báo Tiến Lên (tiếng nói của hội tù nhân) và tờ ý kiến chung (cơ quan lý luận của tù chính trị)từ cuối năm 1935 cũng chuyển từ banh II về banh I.

*Phòng 9: Nơi đây từng giam giữ đồng chí Tôn Đức Thắng, Võ Sỹ, Võ Thúc Đồng,…. Và cũng là nơi biên soạn Tạp Chí “Ý Kiến Chung”. Ngày đầu tiên bác Tôn Đức Thắng bị đày ra  Côn Đảo bị đưa vào khám giam này(2/7/1930).

*Phòng 10: Thời Mỹ Ngụy vào năm 1958 trong đợt chống học tập tố cộng địch đã đàn áp dã man 175 người tù chính trị trong âm mưu phân hgóa giữa cộng sản và kháng chiến nhưng địch đã không thực hiện được.
*Phòng giam tù đặc biệt: Ngoài 10 phòng giam ra còn có 1 phòng giam dành cho tù đặc biệt nằm phía sau câu lạc bộ. Thời pháp đã dùng nơi đây giam giữ những người làm khổ sai hàng ngày ở hầm sai lúa trong đó có bác tôn, Phạm Hùng,Lê Văn Lương, Ngô Gia Tự……sau đó (1946)thực dân pháp giam giữ 46 người tù có án tử hình đầu tiên.

Đến năm 1957, Mỹ Ngụy đã đưa ra 41 phụ nữ chống ly khai, tố cộng (đã có thành tích từ các nhà lao ở đất liền đưa ra  Côn Đảo.
Sau đó năm 1958 – 1960, giam giữ đàn áp dã man cán bộ cốt cán chống học tập tố cộng ly khai Đảng Cộng Sản.
*Hầm xay lúa: Thời thực dân pháp đây là một căn phòng xây tường đá bao vây, ở trên có một lớp trần làm bằng vải đen, bao tời,… và chỉ có một cửa đi thông qua phòng giam đặc biệt (không có cửa thông gió như hiện nay) trong căn nhà bịt kín này được bố trí 5 cối xay lúa. Cối xay được làm bằng vỏ thùng rượu vang cưa đôi ra và lèn đất sét bên trong nên rất nặng mỗi cối phải có từ 4 đến 6 người mới kéo nổi. Từ công việc kéo cối xay, vác lúa gạo…..người tù làm khổ sai ở đây còn phải chịu thêm cực hình nữa là hai người bị xích chung một sợi dây xích có lê theo một quả tạ (quả tạ nặng trung bình từ 3-7kg). Có thể nói đây là nhà tù trong nhà tù.

Sang thời Mỹ Ngụy, để đánh lừa dư luận địch cho dẹp cối xay và chuyển thành bệnh xá. Bệnh xá ở nhà tù  Côn Đảo được xem như một nhà xác. Tù nhân được chuyển đến đây để nằm chờ chết. Chưa kể trong chiến dịch đàn áp tù nhân chống ly khai địch dùng bệnh xá để mua chuộc dụ dỗ người tù trong cơn hấp hối.Một cái lắc đầu(không chấp nhận ly khai) lập tức mũi thuốc bơm bỏ xuống đất.Hoặc phát thuốc súng không đúng bệnh, bất kể bệng gì cũng phát một loại thuốc- thuốc ký ninh (thuốc trị bệnh sốt rét).
Khu xà lim: xà lim còn gọi là hầm đá, gồm có 20 hầm đá.địch sử dụng những xà lim này để biệt lập, cấm cố và đày ải những người tù bị ghép vào thành phần huy hiểm, ngoan cố, chống đối...hay những người vượt ngục bị bắt lại. Họ bị chốt chặt chân vào còng suốt ngày đêm, kể cả lúc ăn cơm và đi vệ sinh cho đến khi nào mãn hạn nằm hầm mới được cởi bỏ chiếc cùm ra(nếu nặng thì chốt cả hai chân). Trong 10 ngày đầu bị phạt ở xà lim người tù phải ăn cơm nhạt, uống nước lã(mặc dù thức ăn ở nhà tù Côn Đảo chỉ là khô, tương, mắm...để lâu ngày bị mục đắng, ôi chua...)
Hầm xây bằng đá cao hơn 2m, trần xây cuốn, ở đây nhà tù có cảm giác như bị nhốt vào nhà mồ, vào mùa nắng nóng bức thì hơi nóng hầm hập suốt ngày, mùa đông hơi đá toả ra lạnh thấu xương, cửa xà lim bằng gỗ or sắt dày, đóng vào là kính như hủ nút, chỉ được hé vội một chút khi cai ngục mang cơm đến, hay dội cho một thùng nước vào buổi sáng cuối tuần (gọi là được tắm),người tù bị nhốt vào xà lim ít lâu là người héo quắt lại “mắt mờ, bại liệt”.
Xà lim đôi: bên cạnh những xà lim đơn còn có những xà lim đôi, ở đây có thể giam một luc 10-30 người, cốt để cho người tù nóng bức, ngột ngạt vì thiếu không khí...làm kiệt sức và hao mòn sinh lực tù nhân, mặt khác muốn đánh vào tâm lý người tù bị cấm cố ở xà lim đơn, sẽ cảm thấy cô độc, không có bạn bè, đồng đội để chia sẻ, tâm sự hay chăm sóc như thế ý chí họ sẽ bị rạn nứt...
Xà lim số 9: còn lưu lại bốn câu thơ của người tù tên Huỳnh Văn Chẩn bị đưa vào hầm đá ngày 14/12/1958. 

“Người cách mạng chịu nhiều gian khổ
Dẫu gian lao nhưng vẫn coi thường
Bền chí vững lập trường
Vượt qua gian khó trên đường quang vinh”

Nhà ăn: đây cũng là hình thức trá hình của mỹ ngụy. Từ khi xây dựng nhà ăn này (1963) cho đến ngày nhà tù được giải phóng, không một người tù nào được đến đây ăn cơm( kể cả tù thường phạm).
Khu đập đá : các cụ phan chu trinh, huỳnh thúc kháng, ngô đức kế, đặng nguyên cẩn...đã từng khổ sai đập đá tại đây.
Năm 1918 ông tú Phạm Cao Chẩm một nhân sĩ yêu nước ở Quảng Ngãi và người thanh niên Nguyễn Trọng Thạc, một tướng tài, con trai của cụ Nguyễn Thiện Thuật, thủ lĩnh nghĩa quân bãi sậy đã hi sinh tại đây cùng 81 người tù khổ sai trong cuộc nổi dậy ngày mồng 4 tết (mậu ngọ), dưới làn đạn súng máy của tên bạo chúa Andouard chỉ huy bắn giết.

Đây cũng là nơi chiến sỹ yêu nước phan chu trinh sáng tác bài thơ Đập Đá Côn Lôn (được đưa vào văn học VN).
Làm trai đứng giữa đất côn lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập vỡ mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con non.

Sang thời mỹ nguỵ nơi đây được chuyển làm trại mộc.
*Phòng số 3: thời mỹ ngụy đã giam cầm lần lược 250 tù tử hình (theo luật 10/59 cũa diệm ban hành). Đây cũng là nơi xảy ra cuộc vượt ngục hiếm thấy ở Nhà Tù  Côn Đảo.
 
Vào đêm 12/10/1966, đồng chí Lê Văn Việt (tên trong tù là Nguyễn Văn Hai) chiến sĩ biệt động sài gòn, người đã từng làm chân động thủ đô sài gòn trong trận đánh sập tòa đại sứ mỹ năm 1965, cùng với chiến sĩ đặc công phạm văn dẩu và sinh viên yêu nước lê hồng tư đã dũng cảm trổ máy ngói khám tử hình vượt ngục tuy cuộc vượt ngục bất thành trong vòng 10 ngày sau ba người tửtù điều bị địch bắt lại song cuột vượt ngục ấy đã làm rung động bộ máy cai trị nhà tù Côn Đảo, địch phải gấp rút cho giăng dây thép gai kín trên nóc các phòng giam.
Banh I : là điển hình của chế độ khổ sai giết tù. Hầu như mỗi mảnh đất Côn Đảo đều khắt sâu nổi cực nhọc và thấm máu của người tù khổ sai. Trong sự đọa dày khốn cùng, những người cộng sản, những người yêu nước việt nam ở đây phải quyết định vân mênh hoặt là chịu chết mỏi mòn, hoặc là đâu tranh để sống trở vê tiếp tục hoạt động cách mạng họ phải chống chọi cả một bộ máy khủng bố từ tên chúa đảo đến đám gát ngục và bọn cập rằng tay sai. Điều đó đòi hỏi những người tù cộng sản phải được tổ chức thành đội ngũ chặt chẻ, hình thức đấu tranh thích hợp.
Trước cách mạng tháng tám 1945 một chi bộ đặc biệt được thành lập tại đây đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu của người chiến sĩ cách mạng trong nhà tù và lòng trung thành với Đảng được đặt lên hàng đầu.
Tiếp theo lời kháng chiến chống pháp, những người tù chính trị ở banh một đã tổ chức ra liên đoàn tù nhân Côn Đảo (1947) và đảng ủy nhà tù (1950), sau gọi là đảo ủy. Liên đoàn tù nhân được tổ chức chặc chẻ ở từng trại từng phòng từng kiếp tù cho đến tận mâm ăn, tổ nhóm, giống như một cơ quan quyền lực của tù nhân.
Banh một đã trải qua 113 năm với bề dày lịch sử ngang tuổi nhà tù còn lưu lại nhiều dấu ấn anh hùng trong cuộc đấu tranh lâu dài và bất khuất của những người yêu nước và Cách Mạng Việt Nam trong nhà tù thực dân đế quốc.