http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN

Translate

Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Côn Đảo Sự Tích Miếu Bà và Đền An Hải


Miếu Bà và Đền An Hải là 2 điểm du lịch không thể thiếu khi đi tour Côn Đảo, Mỗi địa danh ở Côn Đảo đều có sự tích có lịch sử khác nhau, có thể bạn đã từng nghe hướng dẫn Côn Đảonói sơ qua, Đạt xin phép nhắc lại địa danh này của Côn Đảo một chút.

Ở gần Họng Đầm, đối diện với Hòn Bà, có ngôi Miếu Bà dựng lên để ghi lại công người phụ nữ can đảm dám can chúa Nguyễn Ánh đừng “cõng rắn cắn gà nhà”. Sau khi Phi Yến chết, ngôi đền thờ Bà được dụng lên tại làng An Hải, gần thị trấn Côn Đảo. Việc xây ngôi đền thờ Bà tại làng An Hảo có một lý do lịch sử.
Rằm tháng 7 năm Ất Hợi (1785) bên hương chức làng An Hải cử đại diện qua làng Cỏ Ống để thỉnh bà về dự lễ xá tội vong nhân. Buổi lễ kéo dài đến khuya , sau đó Bà nghỉ đêm trong nhà việc tại làng An Hải để ngày hôm sau về Cỏ Ống. Năm ấy Bà 24 tuổi , dung nhan còn lộng lẫy. Trong làng có tên đồ tể tên là Biện Thi đem lòng tà dục, mò vào cấm phòng nắm lấy tay Bà. Nghe tiếng Bà tri hô, dân làng kéo đến đóng gông tên Biện Thi chờ ngày xử tội. Theo luân lý xưa không đợi gì có cưỡng bức mới gọi là thất tiết, chỉ cần nắm tay, động tới tà áo coi như bị xâm phạm tiết hạnh rồi. Bà Phi Yến bấy lâu nay tuy dứt tình, vẫn giữ vẹn mình trong sạch, bởi thế bà tự mình chặt đứt cánh tay ấy và nhờ một bà lão đem chôn ở một nơi riêng biệt. Nhưng vẫn chưa thấy hết tủi nhục trong lòng Bà đã quyên sinh giữ vẹn danh tiết.
Khi tin chẳng lành này được lan truyền, toàn thể dân làng Cỏ Ống phẩn uất chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu; với đủ thứ gậy gộc, giáo mác, kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm thế nào cho bà sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng. Do sự dàn xếp khôn khéo của quan Hải Trấn, dân làng Cỏ Ống dần dần bớt cơn thịnh nộ. khi đó quan Hải Trấn đưa ra giải pháp dung hòa như sau: Làng An Hải làm heo tạ lỗi và giải nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền định đoạt.
Số phận đã an bài cho bà nằm xuống tại làng An Hải nên cũng theo ý trời để thi hài bà lại cho làng An Hải lo việc tống táng và lập miếu thờ. Hàng năm cúng bái có sự tham dự của các giới chức và dân làng Cỏ Ống.
Sau khi tống táng thi hài bà, một cuộc hành quyết diễn ra tại làng Cỏ Ống. Tên Biện Thi phải đền tội bằng cách xử bá đao, mỗi người dân Cỏ Ống đều cầm dao xẻo một miếng thịt của tên tội phạm.
Về sau người ta truyền rằng Bà Phi Yến và hoàng tử Hội An đã hiển thánh thường hiện hình về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra.
Bà đã nêu cao tấm gương ái quốc và sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai. Trước cảnh búa rìu sấm sé của một ông chúa độc đoán, bà vẫn cương quyết chống trả không chịu đồng lõa những hành động có tội với lịch sử. Đến như hoàng tử Hội An tuy mới vừa lên 8 tuổi cũng đã tỏ ra là đứa con chí hiếu, thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn ham sống với một người cha độc ác. Người xưa đã có 4 câu thơ để tặng:
“Lòng đất chôn sâu niềm uất hận
Lưng trời đeo mãi vết tang thương
Thương người cương trực liều thân thể
Trách kẻ tà tây dạ khó lường”
Từ khi Pháp chiếm Côn Đảo lập nhà tù, thường dân bị đưa vào đất liền. Ngôi đền cổ uy nghi đã hoang tàn, xiêu vẹo. Năm 1958, những công chức trên đảo đã xin phép nhà cầm quyền, quyên góp tiền bạc và huy động sức tù xây lại ngôi đền trên vị trí của tòa miếu cổ. Bài vị thờ Bà đặt tại ngôi chính điện, với đôi câu đối:
“MẪU NGHI XƯNG HẬU ẤM CÔN BANG – THÁNH ĐẮC PHỐI THIÊN AN HẢI QUỐC”
Hai bên tả - hữu hoàng tử Cải và quan đô đốc Ngọc Lâm, người đã can gián chúa Nguyễn xin Bà khỏi tội chết khi Ánh ghép Bà vào tội thông đồng với Tây Sơn. Trên hàng cột trước cửa đền được khắc nổi câu đối của một tù chính trị để tặng người nữ trung hào kiệt:
“TRUNG NGHĨA GIÁN QUÂN THIÊN CỔ CHIẾU – TIẾT HẠNH QUYÊN SINH VẠN ĐẠI TRUYỀN”
Ngày nay dù lịch sử Côn Đảo đã trải qua hàng trăm năm, nhưng dấu ấn của lịch sử Côn Đảo không thể thiếu những giai thoại, truyền thuyết để cho chúng ta biết công trạng lịch sử của các vị vua chúa, anh hùng dân tộc. Thế mới biết: "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ" . Nếu Quý du khách có đi tour Côn Đảo xin đừng bỏ qua điểm tham quan này mà hãy dành chút thời gian ghé vào đây đốt nén hương cho người phụ nữ gan dạ này và cũng là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trung hậu - kiên cường - bất khuất - đảm đang.Ở Côn Đảo Quý du khách và các bạn sẽ còn bắt gặp nhiều hình tượng của người Phụ Nữ Việt Nam qua nhiều điểm tham quan khách nhau

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

THÔNG TIN DU LỊCH CÔN ĐẢO

Đến Côn Đảo Bằng Cách Nào?
Đường hàng không 
Máy bay ATR của Vietnam Airlines có sức chứa 65 khách/chuyến hay Bombardier có sức chứa 90 khách/chuyến của Air Mekong, từ TP.HCM / Hà Nội đi Côn Đảo, là 2 đường bay đến Côn Đảo hiện nay Xem lịch bay
Đường biển 
Tàu Côn Đảo 9 và tàu Côn Đảo 10 có sức chứa 200 khách/tàu, là phương tiện đến Côn Đảo bằng đường biển, khởi hành đi Côn Đảo từ cảng Cát Lở (Vũng Tàu) lúc 17H và đến Côn Đảo lúc 5H:00 sáng ngày hôm sau.
Xem lịch tàu
Thời Gian Nào Tốt Nhất?
Mùa khô ở Côn Đảo từ tháng 11 tới tháng 4 có gió mùa đông bắc, mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 10 có gió Tây Nam.

Tháng 10 đến hết tháng 2 là thơi gian biển động, chi phí sinh hoạt tại Côn Đảo mùa này thường rất đắt đỏ do tàu bè chuyên chở hàng hóa không thể ra đảo. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này tốt nhất là bằng máy bay.

Tháng 3 đến tháng tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1H đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Có thể nói thời gian tháng 3 đến tháng tháng 9 là thơi gian tốt nhât để đến Côn Đảo. Phương tiện đến Côn Đảo thời gian này có thể bằng máy bay hoặc bằng tàu.
Côn Đảo là tên một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảohay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sử Việt trước thế kỷ 20 thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn.

Tên gọi cũ trong các văn bản tiếng Anh và tiếng Pháp là Poulo Condor. Năm 1977, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tên gọi chính thức là 
Côn ĐảoCôn Đảo cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Côn Đảo có cùng một kinh độ với Thành phố Hồ Chí Minh (106°36′) và cùng một vĩ độ với tỉnh Cà Mau (8°36′).  


KHÁCH SẠN CÔN ĐẢO
TOUR CÔN ĐẢO TRỌN GÓI
Côn Đảo Huyền thoại
Tham quan và tìm hiểu một thời quá khứ của dân tộc từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến thời kỳ đế quốc Mỹ tại địa ngục trần gian Côn Sơn...
Khám Phá Côn Đảo
Cùng ngư dân địa phường, bạn sẽ có cơ hộ tận mắt ngắm nhìn vương quốc san hô muôn màu và quan sát các loại cá khác nhau tung tăng dưới biển...

Côn Đảo những bí ẫn

NHÀ TRƯNG BÀY KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÔN ĐẢO:

Nói về du lịch Côn Đảo thì có rất nhiều cái để trải nghiệm, mỗi hành trình là một sự trải nghiệm kỳ thú cho du khách cũng như những ACE làm du lịch Côn Đảo, lịch sử Côn Đảo tuy không dài nhưng là chặng đường đầy chông gai và nước mắt, là một quá khứ không thể nào quên với các vị lãnh đạo, nhưng cựu tù Côn Đảo, là một kỷ niệm sâu sắc cho những ai đã từng là tù nhân Côn Đảo.

Khám phá, tìm hiểu lịch sử Côn Đảo có nhiều điều thú vị, có khi tưởng chừng chúng ta được sống trong thời kỳ thực dân đế quốc bị tù đày, bị tra tấn, bị đàn áp, nói như vậy bởi vì di tích lịch sử Nhà Tù Côn Đảo hầu như còn được bào tồn nguyên vẹn, là một bằng chứng sống về tội ác dã man của những tên chúa đảo, những cai ngục khét tiếng lúc bấy giờ. Lịch sử là những điều không thể phủ nhận được, Côn Đảo còn là bài học trải nghiệm sâu sắc đối với thế hệ sau này, chỉ một lần đến Côn Đảo cũng đủ làm ta hiểu được giá trị tinh thần của huyện đảo hoang sơ và kỳ thú này. Dù nhiều lần đi du lịch Côn Đảo nhưng không thể trải nghiệm hết được vùng đất thiêng liêng này có thể nói Côn Đảo là một thành trì vĩnh cữu cho thế hệ mai sau hiểu được để giành được tự do cho dân tộc, để bảo vệ đất nước, để có hòa bình như  ngày hôm nay phải trả giá bằng biết bao nhiêu xương máu của đồng bào, của các cô, các chú của những bậc tiền bối thế hệ trước của Cách Mạng Việt Nam. Nếu chỉ đọc qua sách báo, xem video clip, phóng sự về Côn Đảo thật sự vẫn chưa hiểu hết về Côn Đảo bằng sự trải nghiệm của chính bản thân khi đi du lịch Côn Đảo, phải chăng vùng đất thiêng liêng này có cái gì đó cuốn hút chúng ta? 
Nhiều lần viết về Côn Đảo, về du lịch Côn Đảo về sự trải nghiệm Côn Đảo bằng nhật ký lữ hành  nhưng thật sự mỗi chuyến đi du lịch Côn Đảo cho ta sự nhìn nhận khác nhau về Côn Đảo, bài viết lần này, mình xinh giới thệu đến ACE về một di tích lịch sử, tuy không nằm ở Côn Đảo nhưng lại lien quan mật thiết đến Côn Đảo, hy vọng qua bài viết về Côn Đảo lần này sẽ truyền được cho các ACE, quý du khách cảm nhận được sâu sắc về lịch sử Côn Đảo.

Nhà trưng bày lịch sử Côn Đảo  là một khu di tích nằm trong khuôn viên của trường Taberd cũ (nay là trường Trung Học Phổ Thông Lê Lợi, thành phố Sóc Trăng), nghe có vẻ rất vô lý nhưng thật sự mình cũng vừa khám phá ra điều nay qua chuyến du lịch Côn Đảo tháng 9 vừa qua.  Dù đây chỉ là một chi tiết nhỏ trong lịch sử Côn Đảo nhưng mình nghĩ nó sẽ rất quan trọng với những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Côn Đảo, khách du lịch đến Côn Đảo  và cũng là một chi tiết khá thú vị đối với các hang lữ hành, biết đâu một ngày nào đó họ sẽ tổ chức được những chuyến du lịch về nguồn với chủ đề “hành trình theo những dấu chân của những cựu tù Côn Đảo”.

Quay ngược dòng lịch sử vào ngày 23 tháng 09 năm 1945, đây là nơi đã đón tiếp đoàn tù chính trị Côn Đảo trở về đất liền. Trong đó có các đồng chí sau này là Lãnh Đạo Đảng, Nhà Nước như: Tổng Bí Thư Lê Duần, Ông Nguyễn Văng Linh, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng
Hiện nay Nhà Trưng Bày Khu Di Tích có điện tích khoảng 300m2. Đến tham quan, du khách được tiếp cận với nhiều hiện vật, hình ảnh, tư liệu về nhà tù Côn Đảo, các sơ đồ vẽ, dựng lại cảnh đón rước đoàn tù chính trị Côn Đảo về Sóc Trăng. Nhà trưng bày còn có một gian riêng giới thiệu về quê hương, cuộc đời của Chủ Tịch Tôn Đức Thắng cùng nhiều hiện vật, hình ảnh có giá trị khác của quân dân Sóc Trăng trong kháng chiến. Khu Di Tích này đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin cấp bằng công nhận Trường Taberd là Di Tích Lịch Sử Văn Hóa năm  1995. 
Đạt xin giới thiệu chi tiết hơn về khu di tích này
DI TÍCH LỊCH SỬ TRƯỜNG TABERD SÓC TRĂNG
Nơi “Đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945”
Phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Di tích lịch sử lưu niệm đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945 có tên gọi là trường Taberd Sóc Trăng.
  Trường nằm trên địa bàn phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Phạm vi của ngôi trường được khung trong một vòng tường rào gần vuông vức (104 m x 107 m), bốn cạnh quay ra 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Cổng trường đặt ở giữa cạnh rào hướng Đông. Bên ngoài vòng rào là 4 đoạn đường nội ô bao bọc xung quanh, đường Mậu Thân 68 ở mặt Đông, đường Calmette ở mặt Tây, đường Lê Lợi mặt Nam và đường Lý Thái Tổ mặt Bắc. Trường cách trung tâm thành phố Sóc Trăng 1 km, cách UBND phường sáu 650 m. Phương tiện giao thông thuận tiện nhất để đi đến di tích là đường bộ.
 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước ta vừa giành được tự do, độc lập, thì cách mạng lại đứng trước muôn vàn khó khăn. Đó là những vấn đề về giặc đói, giặc dốt, đặc biệt nghiêm trọng là giặc ngoại xâm. Ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng và theo sau là bọn Việt gian theo lệnh Mỹ kéo vào. Ở miền Nam, quân Anh và sau chúng là quân Pháp cùng 6 vạn quân Nhật đang nằm tại chỗ chưa được giải giáp. Mặc dù kẻ thù mâu thuẫn nhau về quyền lợi, nhưng chúng thống nhất mưu đồ tiêu diệt thành quả cách mạng tháng Tám vừa giành được và tiêu diệt Đảng Cộng sản Việt Nam hòng thôn tính đất nước ta một lần nữa.
 Trường Taberd ngày nay.    Ảnh:N.H
Cách mạng nước ta đang đứng trong một tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chính quyền cách mạng vừa phải lo ổn định đời sống cho nhân dân, vừa phải lo đối phó với trăm mưu ngàn kế của kẻ thù. Song song với những công tác khẩn trương lúc này, tại miền Nam, Xứ ủy Nam kỳ còn chủ trương  thực hiện một công tác đặc biệt quan trọng nữa phải làm cấp bách là việc tổ chức đón rước những chiến sĩ cách mạng từ ngục tù đế quốc ở Côn Đảo trở về đất liền. Chủ trương này được sự thống nhất và hỗ trợ của Trung ương (Đồng chí Hoàng Quốc Việt là đại diện trực tiếp).
Ở Sài Gòn, đêm 25/8/1945, Xứ ủy Nam kỳ họp tại nhà đồng chí Phạm Ngọc Thạch để bàn bạc giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề đón rước các chiến sĩ Côn Đảo về, Nghị quyết nêu rõ:
“…
1. Thành lập Ủy Ban ủng hộ Chính trị phạm, trụ sở tại toà soạn báo Dân Chúng.
2. Tổ chức đón rước các đồng chí ở Côn Đảo về tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, việc này Xứ ủy giao cho hai đồng chí Đào Duy Kì và Nguyễn Công Trung phụ trách.
3. Điện cho Ủy Ban cách mạng lâm thời các tỉnh ven biển phải ủng hộ và đáp ứng các yêu cầu của Ban tổ chức đón rước…”.
Về phương tiện đón rước các chính trị phạm, Xứ ủy giao cho đồng chí Tưởng Dân Bảo chịu trách nhiệm chính, cùng cộng tác có đồng chí Lý Văn Chương lo vận động một đoàn tàu ghe đi biển. Hai đồng chí đã liên hệ ngay với Tỉnh ủy Cần Thơ để tìm tàu thì được biết có chiếc tàu buôn muối “Phú Quốc” từ Sài Gòn qua Đại Ngãi (Sóc Trăng). Tỉnh ủy Cần Thơ điện lên Xứ ủy và Ủy ban hành chính Nam bộ đề nghị trưng dụng chiếc tàu này. Xứ ủy đồng ý, hai đồng chí liền cho tàu từ Sài Gòn qua Gò Công (Mỹ Tho-Tiền Giang), Long Phú, Mỹ Thanh (Sóc Trăng) và huy động được thêm 30 chiếc ghe biển.
Ngày 15/9/1945, đoàn tàu ghe tới Đại Ngãi, nhưng đến đây tàu Phú Quốc bị hư máy. Đồng chí Tưởng Dân Bảo phải đi bộ về Sóc Trăng gặp đồng chí Dương Kỳ Hiệp - Bí thư Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Sóc Trăng nhờ sự giúp đỡ.
Đồng chí Tưởng Dân Bảo đến Sóc Trăng trong lúc Tỉnh ủy và Ủy ban lâm thời đang lo triển khai một loạt công tác cấp bách để bảo vệ chính quyền và ổn định đời sống nhân dân. Dù đang bề bộn công việc, nhưng trước yêu cầu đột xuất của Xứ ủy, Tỉnh ủy và Ủy ban lâm thời tỉnh Sóc Trăng đã sẵn sàng chấp thuận với tinh thần và trọng trách cao độ. Liền đó Tỉnh ủy triệu tập ngay một cuộc họp để bàn kế hoạch và phân công:
- Các đồng chí Sáu Chô, Tư Đước, Tám May lo sửa tàu Phú Quốc. Đồng chí Tư Đước còn sung công chiếc tàu Sonltena chạy khách Sóc Trăng - Nam Vang của mình và cùng các ông Nguyễn Văn Tư (tức ông Đội Đá), Phan Thành Sâm lái con tàu này ra Côn Đảo.
- Hai đồng chí Quế Hương, Dương Văn Tề lo tìm người biết nghề sông nước thủy thủ.
- Đồng thời các đồng chí còn vận động huỵên Long Phú mượn thêm 15 chiếc ghe biển loại lớn để thay thế cho những chiếc ghe nhỏ không đủ khả năng vượt biển.
Khi mọi công việc đã được khẩn trương tiến hành chu đáo, ngày 18/8/1945 đoàn tàu ghe gồm 27 chiếc nhổ neo xuất phát. Đến trưa ngày 20/9/1945 đoàn cập bến Côn Đảo, ghe đậu bến Cỏ May, tàu thì đậu bến Cỏ Ống. Mọi người gặp nhau mừng mừng tủi tủi, trong niềm hân hoan hừng hực khí thế cách mạng.
Ba giờ sáng ngày 22/9/1945 tàu Phú Quốc về đến bến Đại Ngãi, chiều tối hôm đó đoàn ghe 25 chiếc cũng cập bến sau (còn 2 chiếc lạc vào Vàm Láng (Gò Công)). Theo dự kiến, đoàn sẽ cập bến Sài Gòn hoặc Mỹ Tho nhưng ngày 23/9/1945 thực dân Pháp trở lại gây hấn ở Sài Gòn, Xứ ủy đã kịp thời chỉ đạo cho đoàn cập bến Đại Ngãi, thuộc địa bàn Sóc Trăng và giao nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Sóc Trăng đón tiếp đoàn.
Mãi tới trưa ngày 23/9/1945, đồng chí Dương Kỳ Hiệp mới nhận được thông báo chính thức của Xứ ủy. Nhiệm vụ thật đột xuất và cấp bách, Tỉnh ủy lập tức cử cán bộ đi các địa phương mở một đợt vận động nhân dân ủng hộ đoàn chiến sĩ từ Côn Đảo trở về. Mặt khác, cử đồng chí Nguyễn Văn Phòng, bà Maria Vân (tức Tư Vân), bà Giang (vợ ông Dương Kỳ Nam) lo chuẩn bị nơi ăn, chỗ ở, thuốc trị bệnh… các đồng chí Lưu Khánh Đức, Nguyễn Thảo Hiền lo công tác bảo vệ.
Về địa điểm nghỉ ngơi, sinh hoạt cho đoàn, Tỉnh ủy chọn trường Taberd - một trường tiểu học nội trú do tổ chức Công giáo của chính quyền thực dân Pháp xây dựng từ năm 1912. Trường có sân rộng rãi, mát mẻ, có hai dãy nhà lầu 2 tầng kiên cố, có nhà làm việc, nhà ăn, nhà bếp và nhà giải trí thể thao… đầy đủ tiện nghi cho mấy ngàn người đến nghỉ. Lúc này, do yêu cầu của các linh mục và tín đồ Công giáo Việt Nam, những người ngoại quốc làm công tác tôn giáo ở Sóc Trăng đều phải trở về Sài Gòn, nhà trường, tu viện đều do các linh mục Việt Nam phụ trách. Vì vậy, khi yêu cầu của Tỉnh ủy đặt ra, các vị linh mục phụ trách nhà trường đã nhiệt tình ủng hộ.
Với ngọn lửa cách mạng đang bừng cháy trong lòng, với niềm tin yêu các chiến sĩ cách mạng bị tù đày như anh em ruột thịt của nhân dân Sóc Trăng, với tinh thần trách nhiệm và sự tổ chức chu đáo của Tỉnh ủy Sóc Trăng, chỉ ngay trong ngày hôm đó, mọi công việc đã chuẩn bị xong. Hàng chục tấn gạo, đường, muối, hàng trăm con heo, gà vịt, và hàng ngàn bộ quần áo, chăn, mền, chiếu, mùng, ván … được nhân dân quyên góp để chuẩn bị đón đoàn, một đội phục vụ gồm hàng trăm nam nữ thanh niên đã ở trong tư thế sẵn sàng.
Vào 7 giờ tối ngày 23/9/1945, một đoàn khoảng 2.300 người (trong đó có 1.825 tù chính trị) về đến tỉnh lỵ Sóc Trăng (nay là thành phố Sóc Trăng) tại Cầu Nổi và được đưa ngay về trường Taberd. Tất cả các địa điểm trong thị xã, khi đoàn chiến sĩ Côn Đảo về đều diễn ra cảnh đón tiếp nồng nhiệt. Cờ, biểu ngữ rợp trời, mọi người đều vui mừng bận rộn, quang cảnh thật nhộn nhịp đằm thấm. Từ Cầu Nổi, đoàn chiến sĩ đã đi trong rừng đuốc, rừng cờ biểu ngữ và tiếng reo vui vang trời. Đồng chí Dương Kỳ Hiệp dẫn đầu đoàn cán bộ Tỉnh ủy Sóc Trăng ra tận nơi đón đoàn và đưa thẳng về trường Taberd. Các đồng chí được chăm sóc hết sức chu đáo. Đến 9 giờ đêm, công việc đón tiếp đã được ổn định.
Sáng hôm sau, ngày 24/9/1945, một cuộc mít tinh lớn chào mừng đoàn được tổ chức tại sân trường Taberd, cuộc mít tinh đã trở thành một cuộc biểu dương lực lượng ủng hộ chính phủ lâm thời do cụ Hồ Chí Minh đứng đầu, kiên quyết đánh Pháp để giữ vững đất nước độc lập. Từ đó đến ngày 30/9/1945 sân trường Taberd lúc nào cũng nhộn nhịp những người và người. Đại diện Tỉnh ủy Cần Thơ - đồng chí Lê Văn Sô đã đến gặp Tỉnh ủy Sóc Trăng và đi thăm anh em tù chính trị ở trường Taberd.
Ngày 30/9/1945, đoàn chiến sĩ Côn Đảo lên đường về Cần Thơ để nhận nhiệm vụ mới. Cùng ngày, một đoàn chiến sĩ Côn Đảo về sau, cập bến Cần Thơ, tại đây, cũng diễn ra cuộc đón tiếp như ở Sóc Trăng.
 Đoàn tù chính trị từ Côn Đảo trở về sau biết bao gian lao và vất vả, đã theo lời kêu gọi của Đảng tỏa đi tham gia kháng chiến chống Pháp ở khắp mọi miền đất nước.
Trong số chính trị phạm do đồng bào Sóc Trăng đón tiếp năm 1945 đã có rất nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như: đồng chí Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước, hai đồng chí là Tổng Bí thư Đảng (đồng chí Lê Duẩn và Nguyễn Văn Linh), đồng chí Phạm Hùng là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), và hàng chục đồng chí là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và tướng lĩnh trong quân đội ta.
Trường Taberd là một tổng thể kiến trúc bằng vật liệu nặng: xi-măng, gạch, ngói, xây dựng vào khoảng những năm từ 1912 đến 1915, phạm vi nhà trường được xác định trong một khung tường rào vuông vức có diện tích 11.128 m2, 4 cạnh rào quay về 4 hướng.
Khu trưng bày tưởng niệm.   Ảnh: N.H
Cổng trường rộng 4,2 m đặt giữa mặt rào phía Đông. Trên cổng, một tấm biển tên trường được đúc bằng xi-măng đẹp có hình cầu vồng vắt ngang đầu 2 cột trụ cổng. Từ cổng, một con đường nhựa rộng 3 m chạy thẳng vào xuyên ngang giữa sân trường và dừng lại tiếp giáp với nhà giải trí thể thao dài 60 m, rộng 12,6 m nằm vắt ngang thẳng góc với con đường, nhà này có khung sườn gồm hai hàng cột vuông xếp song song, mỗi hàng có 14 cột cao 5 m đỡ hai mái nghiêng lợp bằng tol.
Trên con đường nhựa giữa sân, cách cổng trường 28 m, một bệ hình trụ bằng ciment, đường kính 0,6 m, cao 2,0 m, quanh thân bệ có 2 đường gờ ciment xoắn ốc làm cho bệ giống như một mũi khoan khổng lồ đang khoan sâu xuống lòng đất, trên bệ này trước đây nhà trường đặt tượng một nhà khoa học người Pháp. Sau bệ cột là cờ cao dựng trên nền xi-măng tròn tam cấp. Từ vị trí cột cờ và bệ tượng, một con đường khá thẳng góc với đường giữa sân dẫn qua hai dãy nhà hai bên sân trường. Sân trường bằng phẳng, rộng rãi, trên sân có 8 cây cồng to trồng đã lâu năm, tàng rộng vươn ra rợp mát cả sân trường.
Hai dãy nhà hai bên sân trường là hai công trình chính của toàn khu, mỗi dãy có chiều ngang rộng 13,5 m, kéo dài 76,80 m theo hướng Đông - Tây. Hai đầu cuối của hai dãy này (từ phía Tây) tiếp giáp hai đầu nhà giải trí thể thao thành hình chữ U vuông góc nằm án ngữ 3 phía sân trường tạo nên một không gian khép kín, yên tĩnh biệt lập với khung cảnh sinh hoạt huyên náo bên ngoài. Dãy phía bên trái cổng trường, cách tường rào bên hướng Nam 6,0 m, gồm một căn nhà trệt dài 20,8 m, tường xây, 4 mái lợp ngói dính liền với một dãy lầu 2 tầng dài 50 m, ở phần trệt của dãy nhà có hai hành lang rộng 2 m chạy dài hai bên mỗi bên hành lang có 20 cửa vòm rộng 3 m, đỉnh vòm cao 3,85 m (làm theo mô típ Rô-măng cổ điển). Cửa vòm hành lang không có cánh, có đắp hình tượng cách điệu tượng trưng một cây đuốc (soi sáng trí tuệ) tạo cho kiến trúc nốt nhấn bớt vẻ đơn điệu.
Tầng trệt của dãy lầu cao 4,20 m được ngăn thành một dãy phòng học tương ứng với từng đôi cửa vòm hành lang hai bên, mỗi phòng học có một đôi cửa thông ra ngoài hành lang, mỗi cửa hai cánh và rộng 1,20 m, cao 2,10 m đủ cho ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài qua hành lang hoà vào khắp phòng. Đường lên lầu thông qua hai cầu thang bằng gỗ chắc chắn đặt tại hai phòng đầu và hai tầng trệt.
Tầng lầu có chu vi và chiều cao (tính đến trần lầu) bằng với tầng trệt nhưng không có hành lang hai bên, ngăn cách với tầng trệt bởi một nền bê tông dày 40 cm, sàn lầu lát ván kín khít. Vì vậy, trước đây có cả trăm học sinh nội trú trên tầng này, tiếng động ồn ào của nó vẫn không hề bị ảnh hưởng đến các phòng học bên dưới. Điều đó cho thấy trong kỹ thuật kiến trúc các công trình này đã có sự tính toán rất chu đáo. Tầng lầu trước đây được ngăn ra nhiều phòng nhỏ vách ván, nay các tấm vách ngăn mất đi làm cho cả tầng lầu rộng thênh thang bị trống trãi, chỉ còn lại 4 căn phòng nhỏ của 4 vị trí giám thị ở 4 góc phòng. Hai bên vách lầu là hai dãy cửa sổ có vị trí và số cửa tương ứng với số cửa vòm hành lang bên dưới, cửa sổ có hai cánh, làm rập khuôn như cửa vòm hành lang nhưng kích thước nhỏ hơn (cao 1,2 m, rộng 1 m), chân cửa sổ cách sàn lầu 0,8 m.
Trần lầu (plafon) hơi uốn cong lên, được lợp bằng loại giấy ép cứng (giấy carton), loại giấy này rất tốt, cho đến nay vẫn không bị bong dộp. Bốn mái lầu lợp ngói móc, hai mái hình thang cân chạy dọc theo chiều dài dãy lầu, hai mái ngang hình tam giác cân ở hai đầu, độ nghiêng mỗi mái chừng 450, đặc biệt ở chính giữa thanh đòn dông trên nóc mái người ta dựng cây thánh giá (crucifix) cao khoảng 0,8 m - dấu hiệu đặc trưng của một trường học Công giáo. Bộ vì kèo ở phần khung sườn mái được kết cấu bằng những thanh gỗ to chắc chắn và được bào trơn, không có trang trí gì đặc biệt, giống như ở các công trình kiến trúc dân dụng bình thường. Toàn bộ dãy nhà chưa có chỗ nào bị sụt lún, chứng tỏ cấu trúc của nền móng được xây dựng rất kiên cố.
Song song và đối diện với dãy nhà vừa kể trên là một dãy khác, có cách bố trí và qui mô kích thước cũng như kiểu thức gần như đối xứng với dãy nhà kia ở hai bên sân trường. Duy chỉ có vài điểm khác nhau, dãy này nằm cách tường rào Bắc là 10 m, trên khoảng cách đó xây một nhà bếp, tiếp theo là hai bể chứa nước to. Căn nhà trệt đầu dãy trước đây là nhà ăn tập thể, có nóc bằng bê tông làm sân thượng, nhà này cũng nối liền với dãy lầu 2 tầng. Năm 1945 Nhật đảo chính Pháp đã dùng máy bay ném bom làm sập tầng lầu, sau đó tầng lầu được khôi phục lại nhưng được xây vách ngăn ra làm nhiều phòng, có đường hành lang nội bộ để đi vào các phòng, các cửa sổ thì được làm lại vuông vắn, sàn lầu không còn lát ván mà lát gạch bông.
Quan sát một cách tổng thể thì trường Taberd Sóc Trăng có cách bố trí và kết cấu tương tự như các trường học khác xây dựng thời Pháp thuộc ở miền Nam vào khoảng một, hai thập niên đầu thế kỉ XX như các trường Taberd Sài Gòn, Taberd Mỹ Tho, Collège Cần Thơ… Cũng có nền móng cao, kiểu thức chân phương, tường gạch dày kiên cố, mái ngói đỏ, tường rào cao, kín đáo…
Do những đặc điểm chung gần như qui thức đó, mà khi nhìn vào, chúng ta dễ nhận ra ngay nguồn gốc của công trình  kiến trúc này.
Hiện tại, bên cạnh các công trình kiến trúc còn tồn tại, chỉ sưu tầm được một số hiện vật như:
- 04 cái bát sứ tráng men (02 cái to, 02 cái nhỏ) do nhân dân Sóc Trăng quyên góp ủng hộ đoàn Côn Đảo.
- 01 cái chậu sành miệng loe (đường kính 40 cm, cao 30 cm) do nhân dân Sóc Trăng quyên góp, dùng để rửa vết thương cho các chiến sĩ Côn Đảo.
- 01 cái chảo sắt (đường kính 01 m) dùng nấu ăn cho đoàn.
Trường Taberd Sóc Trăng là địa điểm lưu niệm sự kiện lịch sử quan trọng, lần đầu tiên đoàn chiến sĩ cách mạng trung kiên của Đảng từ ngục tù dã man nhất của thực dân Pháp ngoài Côn Đảo xa khơi trở về đất liền đã lưu lại đây trong sự chăm sóc đậm đà “tình dân, nghĩa Đảng” của Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng trong những ngày sau cách mạng tháng Tám thành công, từ 23/9/1945 đến 30/9/1945.
Qua việc đón rước, chăm sóc đoàn chính trị phạm từ Côn Đảo trở về, Đảng bộ và nhân dân Sóc Trăng đã hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng có tầm chiến lược và có ý nghĩa to lớn, càng nêu cao tinh thần đoàn kết và truyền thống đấu tranh giành độc lập tự do, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng mới thành lập trong cả nước, đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi vẻ vang. Ngày 16/6/1992 theo Quyết định số 734/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích trường Taberd thuộc phường 6 Thành phố Sóc Trăng là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
Với giá trị và ý nghĩa lịch sử gắn liền với di tích, trường Taberd Sóc Trăng là một địa chỉ văn hoá mang tính giáo dục cao đối với thế hệ trẻ về lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trường Taberd Sóc Trăng và mảnh đất Sóc Trăng không chỉ là mảnh đất kiên trung anh hùng mà còn sống son sắt thuỷ chung nghĩa tình với Đảng, với đồng chí và anh em.

Mỗi hành trình về Côn Đảo là một sự trải nghiệm sâu sắc, có lẻ vì vậy mà du lịch Côn Đảo hiện nay phát triển không ngừng, trước đây, Côn Đảo là nơi đón tiếp các đoàn Khách Chính Phủ, các vị Lãnh Đạo từng là cựu tù chính trị Côn Đảo, các Ban Chỉ Huy Quân Đoàn… còn hiện nay Côn Đảo là một trong những điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất và nhiều du khách đã tham gia du lịch Côn Đảo nhiều lần vẫn không hết sự tò mò, thích thú vì Côn Đảo là viên ngọc quý là thành trì lịch sử có giá trị đối với lịch sử chống ngoại xâm, bào vệ đất nước của dân tộc Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư liệu “Sơ thảo đề cương về sự kiện lịch sử - Sóc Trăng đón tiếp chính trị phạm từ Côn Đảo về đất liền tháng 9/1945” của Khoa lịch sử Đảng Trường Tuyên huấn Trung ương, ngày 21/11/1985.
2. Tài liệu tham khảo “Cách mạng tháng Tám, tổng khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương”, quyển II, Tổ lịch sử cách mạng tháng Tám biên soạn, Nxb Sử học, Hà Nội, trang 282.
3. Sơ thảo Lịch sử truyền thống thị xã Sóc Trăng (1930-1954), Bộ phận nghiên cứu Lịch sử truyền thống thị xã Sóc Trăng biên soạn năm 1990, trang 42-56.
4. Tư liệu “Sóc Trăng - Đất nước, con người” của Ban tuyên giáo thị xã Sóc Trăng.
5. Tài liệu “Sự kiện chính trị phạm từ Côn Đảo về Sóc Trăng ngày 23/9/1945” của Ban Tuyên giáo thị xã Sóc Trăng.
6. Sơ thảo Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tập I (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, trang 406.

Côn Đảo Địa Danh Cầu Tàu


CẦU TÀU

Bạn đã từng đến Côn Đảo, địa danh này chắc không xa lạ gì với khách đi Du Lịch Côn Đảo, nhưng tại sao Cầu Tàu   lại có nhiều tên gọi khác nhau?
Cầu Tàu được khởi công xây dựng  năm 1873, với phác thảo dài 107m, từ mép lộ trước cổng dinh chúa đảo lao thẳng ra vịnh Côn Sơn. Có người từng gọi Cầu Tàu bằng danh số 871; 914, 915 để tưởng nhớ số người đã chết trong lúc xây dựng cầu tàu. Những con số đó ít nhiều mang tính ước lệ.
Dấu ấn sâu lắng nhất đọng lại di tích lịch sử này trong hơn 1 thế kỷ qua chính là những phiến đá ngổn ngang, sắp lớp. Những tảng đá lớn hàng thước khối, nặng nhiều tấn kia đã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù khi họ xeo chúng tù núi Chúa về đây. Không xeo được thì chết vì đòn, xeo được thì chết vì kiệt sức. Cái thời đau thương ấy như còn âm vang trong từng phiến đá và câu ca trường hận của tù nhân: “Côn Lôn ơi, viên đá mạng người…”
Không ai biết một cách chính xác bao nhiêu người bị núi lở, đá đè, hoặc chết vì kiệt sức đòn roi khi chuyển đá, khi làm Cầu Tàu và kè đá dọc con đường  ven biển. Cầu Tàu là nơi ghi dấu bước chân lưu đày đầu tiên của hàng chục vạn người tù trên hòn đảo này, với tất cả nỗi tủi nhục của trận đòn phủ đầu từ Cầu Tàu về trại giam. Hàng vạn người chỉ một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại Hàng Keo, Hàng Dương, Cỏ Ống, Hòn Cau…

Cầu Tàu còn là một đầu mối liên lạc quan trọng giũa tù chính trị Côn Đảo với Đảng Xã Hội , Đảng Cộng Sản Pháp với Xứ Ủy Nam Kỳ, Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính Nam Bộ và Thành Ủy Sài Gòn – Gia Định. Sách lý luận, kinh điển Mác – Lênin, sách văn học, báo chí tiến bộ, nghị quyết của Quốc Tế Cộng Sản của Trung Ương Đảng ta cùng thư từ, chỉ thị của xứ ủy…đã đến với người tù qua Cầu Tàu này.
Cầu Tàu từng rợp bóng cờ đỏ sao vàng những ngày Cách Mạng Tháng 8 (1945) thành công ở Côn Đảo. Trên 2.000 tù chính trị đã từ đây trở về đất liền tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và anh dũng. Một số người đã trở thành những đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà Nước ta trong nhiều năm qua. Cuối năm 1954, thực dân Pháp cũng phải đưa gần 600 tù binh và trên 1.000 tù ánm qua Cầu Tàu về trao trả lại cho chính phủ Hồ Chí Minh. Ngày 1/5/1975 tù chính trị Côn Đảo đã chớp thời cơ, nổi dậy làm chủ hoàn toàn Côn Đảo.

Ngày 4/5/1975 trên chyến tàu đầu tiên ra giải phóng Côn Đảo, 500 tấm ảnh Bác Hồ in lụa đã chuyển tới Cầu Tàu và được những người tù trang trọng rước về từng trại. Ít ngày sau, từng đoàn tù lần lượt tập trung ra Cầu Tàu để xuống tàu về đất liền, chấm dứt vĩnh viễn hơn một thế kỷ :Địa ngục trần gian” nơi Côn Đảo. Có thể nói ở Côn Đảo, ngoài Nghĩa Trang Liệt Sỹ Hàng Dương thì Cầu Tàu có thể nói là một nấm mồ khổng lồ, là bằng chứng về tội ác dã man của thực dân và đế quốc trong thời kỳ cai trị Côn Đảo đã được gọi là chúa đảo bởi vì họ nắm quyền sinh sát của tù nhân Côn Đảo. Nếu quý khách có điều kiện trải nghiệm Côn Đảo xin hãy ghé qua di tích này dù chỉ là một ít phút để tưởng nhớ đến những người tù Côn Đảo đã hy sinh tại đây và để minh chứng cho cả thế giới biết rằng xương máu của những người đã ngã xuống không phải là vô ích.